Gặp hạn chế về chiều ngang, vì thế rất nhiều gia chủ đầu tư thiết kế nhà ống chọn phương án thiết kế phòng khách và nhà bếp liên thông với nhau. Tác dụng là nhằm tăng sáng, gió lưu thông thuận lợi hơn. Đồng thời còn khiến không gian rộng rãi hơn, mang tính kết nối các thành viên trong nhà lại với nhau. Mời mọi người cùng tham khảo 5 mẫu thiết kế phòng khách liền nhà bếp vừa đẹp vừa có tính ứng dụng cao và có công năng tối ưu do 59s Design thực hiện.
1. Mẫu phòng khách và nhà bếp của ngôi nhà 70m2:
Với thiết kế nhà ở Đà Nẵng có diện tích nhỏ, chỉ 70m2, gia chủ lựa chọn kiểu thiết kế phòng khách liền nhà bếp là rất hợp lý. Không gian mở, kết nối cả phòng khách và nhà bếp sẽ xoá bỏ khuyết điểm về diện tích, giúp không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn. Gió trời và ánh sáng tự nhiên sẽ dễ dàng lưu thông trong nhà.
Trong không gian nhà ở 5x14m này, thiết kế phòng khách liền nhà bếp và được ngăn cách bởi chiếc cầu thang. Phong cách hiện đại làm chủ đạo, vì vậy kiểu dáng nội thất nhà ở đơn giản, các đường nét gọn gàng càng làm tăng sự thoáng đãng cho ngôi nhà. Mẫu nhà ở còn được sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo, vừa toát lên vẻ đẹp hiện đại vừa tạo cảm giác rộng rãi hơn.
2. Giếng trời giúp điều hoà không khí phòng khách và nhà bếp:
Đối với mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng này, đội ngũ 59s Design thiết kế phòng khách liền nhà bếp có giếng trời nằm giữa. Giếng trời nằm ở vị trí này đối với nhà ống là một ý tưởng tuyệt vời. Nó sẽ mang nguồn năng lượng tự nhiên vào nhà, điều hoà không khí trong nhà và giúp không khí, ánh sáng đi đến mọi căn phòng khác. Đồng thời, giếng trời sẽ làm giảm mùi thức ăn từ nhà bếp bám vào phòng khách và khiến căn bếp thoáng mát hơn.
Mẫu thiết kế phòng khách liền nhà bếp có giếng trời nằm ở giữa, được trồng cây xanh mát mẻ làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Một ý tưởng thiết kế mang tính kết nối các thành viên trong nhà và khiến mọi người hoà mình vào thiên nhiên.
3. Phòng khách và nhà bếp chung:
Nếu gia chủ muốn thiết kế phòng khách liền nhà bếp nhưng vẫn có sự ngăn cách, vậy có thể áp dụng xây dựng giếng trời, cầu thang hoặc đặt kệ, tủ giữa 2 khu vực. Còn nếu gia chủ muốn không gian mở hoàn toàn, tăng diện tích sử dụng trong nhà ống thì có thể áp dụng kiểu thiết kế phòng khách liền nhà bếp chung.
Ưu điểm của ý tưởng này là khiến không gian sinh hoạt chung rộng rãi hơn, mọi người trong nhà dễ dàng giao lưu với nhau. Tuy nhiên, nó lại không hoàn toàn mang lại sự riêng tư cho gia chủ khi nấu nướng hoặc dùng bữa và tiếp khách. Mùi thức ăn sẽ làm ảnh hưởng khi mọi người sinh hoạt trong phòng khách.
4. Mang khu vườn nhỏ vào không gian chung:
Vừa làm tăng giá trị thẩm mỹ cho mẫu thiết kế nhà ở, vừa khiến không gian mát mẻ hơn, gia chủ hãy tạo một khu vườn nhỏ nằm giữa phòng khách và nhà bếp. Vẫn là cách thiết kế nhà bếp liền phòng khách nhưng khu vườn nhỏ sẽ là nơi mọi người có thể thư giãn, tăng mảng xanh thiên nhiên để ngôi nhà ấn tượng hơn.
5. Khu vực bếp ở sau phòng khách:
Mẫu nhà ống Đà Nẵng này lại có một đường luồng nhỏ nằm phía sau phòng khách, kết nối với không gian bếp bằng cửa phụ. Vì vậy, dù là mẫu phòng khách liền nhà bếp nhưng vẫn không nhìn thấy khu vực nấu nướng 100% như những gợi ý kia. Ý tưởng này khiến gia chủ thuận tiện khi đi lại, tăng sáng và gió trời cho nhà bếp.
Bạn yêu thích cách thiết kế phòng khách liền nhà bếp nào trong số những gợi ý trên? Hãy liên hệ 59s Design qua hotline để chúng tôi tư vấn thiết kế và thi công nhà ở miễn phí.