Cầu thang có khoảng hở ở giữa các bậc thang thay vì được ốp gạch đá hay xây bê tông kín mít được gọi là cầu thang xương cá. Loại cầu thang này có thể được thiết kế theo chữ L, thẳng hoặc chữ U để phù hợp với từng không gian. Để thiết kế cầu thang xương cá đẹp mắt và đúng kỹ thuật, gia chủ cần tìm hiểu rõ 4 lưu ý sau đây.
1. Cấu tạo của cầu thang:
Trước hết, bạn cần biết được nguyên tắc thiết kế cầu thang xương cá. Cầu thang dạng xương cá sẽ có cấu tạo như sau:
- Phần sống lưng: Đây là phần nâng đỡ và cố định khung cầu thang. Nó thường được xây dựng bằng vật liệu có khả năng chịu lực vô cùng tốt. Chẳng hạn sắt thép, bê tông.
- Bậc thang: Đặc trưng của cầu thang xương cá là các bậc thang có khoảng hở. Bậc thang được xây dựng từ nhiều vật liệu phù hợp với phong cách thiết kế nhà ở, đảm bảo không trơn trượt, kích thước hợp lý nhất.
- Bản mạ thép: Để có thể nâng đỡ cầu thang, liên kết bậc thang với phần sống lưng cần phải có bản mạ thép.
- Lan can và tay vịn: Phần không thể thiếu cho một thiết kế cầu thang nói chung và cầu thang xương cá nói riêng là lan can và tay vịn. Chúng sẽ đảm bảo sự an toàn cho mọi người trong quá trình di chuyển, đặc biệt là người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, chúng còn góp phần tạo nên sự hoàn mỹ cho cầu thang.
2. Ưu điểm của cầu thang xương cá:
So với những mẫu cầu thang khác, thiết kế cầu thang xương cá có sự đơn giản hơn, thời gian thi công nhanh chóng hơn. Mẫu cầu thang này hiện đại hơn so với những mẫu cầu thang trước đây. Chính từ sự mới mẻ, kiểu dáng độc lạ, có sự đột phá trong thiết kế mà cầu thang xương cá sẽ khiến nhà ở của bạn có tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, cầu thang dạng xương cá còn có độ bền cao do được xây dựng từ các vật liệu đứng đầu trong nhóm chịu lực tốt, bền.
Mẫu cầu thang này phù hợp với nhiều loại công trình: nhà ở, quán cafe, shop, homestay. Nó còn phù hợp với cả không gian có diện tích nhỏ hay lớn, tương thích với mọi phong cách thiết kế từ cổ điển, hiện đại, tối giản đến phong cách công nghiệp.
3. Nhược điểm của cầu thang xương cá:
Khi thiết kế cầu thang xương cá, bạn cần nắm rõ được cấu tạo, ưu, nhược điểm của mẫu cầu thang này. Nhược điểm của cầu thang xương cá chính là có các khoảng hở giữa các bậc thang, gây nguy hiểm cho người lớn và trẻ nhỏ. Thời gian thi công sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thi công phần sống lưng kiên cố và chắc chắn. So với việc thiết kế và thi công cầu thang bay thì cầu thang xương cá mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, chi phí thi công cầu thang xương cá cũng tốn nhiều hơn bởi chúng sử dụng nhiều vật liệu khác nhau.
4. Yếu tố phong thuỷ:
Ngoài những lưu ý “vàng” ở trên, bạn còn cần chú ý đến yếu tố phong thuỷ khi thiết kế cầu thang xương cá:
- Số bậc thang cần nắm rõ: 1, 5, 9, 13, 17, 21, 25, 29, 33 – bậc thang rơi vào số lẻ sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.
- Chiều rộng của cầu thang từ 0,9m đến khoảng 1,2m.
- Bậc thang nên có chiều cao khoảng 15 – 18cm và bề rộng mặt khoảng 24 – 30cm.
- Diện tích chiếu nghỉ cầu thang không nên nhỏ hơn so với chiều rộng của thân thang.
- Vị trí cầu thang không nên nằm đối diện cửa ra vào chính và cửa ra vào của các phòng ngủ, phòng vệ sinh…
- Lắp đèn điện trang trí và có tính chiếu sáng hợp lý mang lại sự thoải mái cho mọi người khi di chuyển.
Dựa vào từng mẫu thiết kế nhà ở, 59s Design sẽ tư vấn cụ thể hơn về mẫu thiết kế cầu thang xương cá. Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần tư vấn thiết kế và thi công nhà ở chuyên nghiệp nhé.