Để tăng diện tích sinh hoạt, khiến không gian nhà ở rộng rãi và thông thoáng hơn, giải pháp thiết kế thông tầng được áp dụng trong những mẫu thiết kế nhà ống hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì thiết kế thông tầng trong nhà phố cũng có rất nhiều hạn chế cần tìm cách khắc phục. Thông qua kinh nghiệm thiết kế và thi công nhà ở tại Đà Nẵng nhiều năm qua, 59s Design hy vọng những kinh nghiệm khắc phục nhược điểm khi thiết kế thông tầng dưới đây sẽ hữu ích với mọi người.
1. Xây thông tầng trong nhà ống để làm gì?
Có thể thiết kế thông tầng trong nhà ống hoặc không, tuy nhiên, bạn vẫn nên biết rằng tầng thông trong một công trình sẽ có vai trò là:
- Tăng diện tích sử dụng cho những mẫu thiết kế nhà ở có diện tích nhỏ.
- Tăng sáng, lấy gió khiến không gian nhà ở thông thoáng, sáng sủa hơn.
- Là cầu nối để liên kết các không gian trong nhà lại với nhau.
- Những mẫu nhà ở có nhiều tầng, cầu thang dài thì thiết kế thông tầng được xem như trạm dừng chân.
- Mang lại góc quan sát rộng, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
2. Những hạn chế thường gặp khi thiết kế thông tầng:
Thiết kế thông tầng trong nhà ống Đà Nẵng sẽ có những nhược điểm như sau:
- Tương tự như giếng trời, khoảng thông tầng có thể truyền âm thanh lớn và gây ra ô nhiễm tiếng ồn trong nhà. Nó ảnh hưởng tầng trên, tầng dưới và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt riêng tư của các thành viên.
- Nếu tính toán vị trí, diện tích không hợp lý, thiết kế thông tầng trong nhà ống có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà.
- Nếu khoảng thông tầng thẳng lên mái như giếng trời thì cần phải có cách xử lý thoát nước, lỗ thông gió hợp lý.
- Khoảng trống lớn khiến ngôi nhà rộng rãi hơn, tuy nhiên lại tạo cảm giác thiếu an toàn, lạnh lẽo. Thậm chí nếu không có cách trang trí thông tầng hợp lý sẽ tạo nên khoảng cách lớn trong nhà, khiến các thành viên xa cách nhau.
3. Giải quyết những hạn chế khi thiết kế thông tầng:
Những vấn đề thường gặp khi thiết kế thông tầng trong nhà ống Đà Nẵng nay đã có cách giải quyết:
- Xem xét vị trí, kích thước không gian thông tầng hợp lý để có chỗ nghỉ ngơi và mang sinh khí vào nhà. Không phải cứ những mẫu thiết kế nhà ở nhỏ phải bắt buộc có tầng thông. Tuy nhiên, thiết kế thông tầng nên áp dụng cho ngôi nhà có từ 2 tầng trở lên, nhà ở có chiều sâu trên 10m sẽ rất thích hợp. Khoảng thông tầng có thể bố trí ở giữa nhà, ngăn cách không gian phòng khách và nhà bếp. Hoặc vị trí cuối nhà, tăng độ thông thoáng cho phòng bếp và khu vực ăn uống.
- Trang trí thông tầng bằng cây cảnh, gạch ốp lát tường… để làm giảm truyền âm trong nhà.
- Thi công mái che để hạn chế nắng gắt, mưa lớn đi vào nhà.
- Hành lang của tầng thông phải có lan can, hệ thống bảo vệ đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người. Tại đây cũng bố trí đèn điện để thuận tiện sử dụng và tránh gây nguy hiểm.
Với kinh nghiệm thiết kế và thi công nhà ở, 59s Design sẽ còn bật mí thêm nhiều tin tức thiết kế thú vị. Để được tư vấn cụ thể hơn, mọi người có thể liên lạc với chúng tôi qua hotline dưới đây nhé.