Trồng cây dưới giếng trời luôn là vấn đề nan giải của mọi nhà. Bởi vì ban đầu cây luôn phát triển xanh tốt rồi dần dần lại héo úa và rụng dần chỉ sau nửa năm. Sau đây là những điều cần lưu ý khi trồng cây dưới giếng trời và cách chăm sóc chúng một cách hiệu quả nhất.
Giếng trời là một trong những nơi lý tưởng để trồng cây xanh trong nhà. Không chỉ tăng tính thẩm mỹ, thêm không gian xanh cho căn nhà mà còn cải thiện được chất lượng không khí cho mọi người. Tuy nhiên, việc trồng cây dưới giếng trời cũng rất khó khăn, cần đảm bảo nhiều điều kiện nếu muốn thành công ngay từ lần đầu tiên.
Đầu tiên, một trong những điều kiện quan trọng nhất mà bạn cần phải đáp ứng khi trồng cây dưới giếng trời chính là đảm bảo điều kiện ánh sáng và không khí. Để làm được điều này, thì giếng trời phải đủ rộng về kích thước và đặt ở vị trí thích hợp trong nhà để cây đón được ánh nắng nhiều nhất có thể, thậm chí là để cây có thể phát triển tán.
Thứ hai, bạn cần phải xây dựng một hệ thống thoát nước chất lượng và đúng kỹ thuật, với đầy đủ rãnh chống tràn. Phải có lớp vải địa lọc để khi nước tràn qua, đất sẽ không bị trôi cùng với nước khi thoát nước. Bạn cũng cần đảm bảo việc cấp và thoát nước thật hiệu quả. Như vậy, việc chăm sóc cho cây sẽ dễ dàng hơn và giảm đi nguy cơ chết cây.
Cuối cùng chính là lưu ý đến việc chọn loại cây trồng và cách chăm sóc phù hợp với từng loại cây. Bạn nên chọn loại cây có tính thích nghi tốt, dễ sinh tồn hay ít rụng lá, phù hợp với không gian giếng trời. Bởi vì môi trường, không khí trong nhà nhìn chung vẫn khó khăn cho sự phát triển và sinh trưởng của nhiều loại cây. Trồng cây dưới giếng trời thông thường sẽ được chia làm 3 tầng như sau:
+ Tầng cao: Thường sẽ là những loại cây thân gỗ với chiều cao từ 3 đến 5m. Tuỳ vào đặc điểm và độ cao của giếng trời mà bạn có thể chọn những loại cây phù hợp như sau: Tùng, kim nhân, khế, lộc vừng, …
+ Tầng trung: Thường sẽ là những loại cây thân thảo, lá to, xanh và dễ chăm sóc. Được trồng đan xen, tô điểm thêm cho các loài cây ở tầng cao như: Vạn lộc, tùng thông, trúc bách hợp, …
+ Tầng thấp: Thường là những loại cây phủ nền như: Cỏ lan chi, cây lá gấm, … Dùng để chống xói mòn đất và giữ ẩm cho đất tốt hơn.
Thêm vào đó, bạn cũng cần phải lưu ý đến cách chăm sóc đặc biệt đối với từng loại cây. Do trồng cây dưới giếng trời ở trong nhà, bạn nên chăm sóc ở mức độ vừa phải để cây không quá cao, không quá to lớn, ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà, đặc biệt là các loại cây thân gỗ ở tầng cao.
Bạn cũng có thể trồng cây ở trong chậu trước rồi mới đem trồng xuống đất sau. Việc này giúp hạn chế được việc rễ quá bám sâu xuống nền nhà, làm gạch bị phồng rộp và tăng sự thấm nước lên tường ở những vị trí mà rễ cây đi qua. Do đó, bạn cần xử lý, kiểm soát và không chế phần rễ cây ở trong chậu trồng trước khi đem vào trồng ở nền đất.
Nếu giếng trời của bạn đã có đủ nắng và ánh sáng nhưng cây vẫn bị chết dần chết mòn thì bạn nên cải thiện các yếu tố khác như đất trồng có thể không đủ dinh dưỡng hay lớp đất quá ít và mỏng khiến rễ cây không thể bám vào đất.
Hãy theo dõi 59sdesign để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé. Liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn miễn phí.